Kaizen là gì? Phương pháp Kaizen của người Nhật
Các doanh nghiệp của Nhật thành công trên nhiều lĩnh vực vì đa số họ đều sử dụng triết lý Kaizen và nguyên tắc 5S trong lao động. Vậy 5S là gì, Kaizen là gì và làm thế nào mà các phương pháp này có thể đưa các doanh nghiệp Nhật phát triển mạnh đến thế,… đây có lẽ là những câu hỏi được nhiều người quan tâm, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết bên dưới.
Nguyên tắc 5S
5S là nền tảng cơ bản để thực hiện các hệ thống đảm bảo chất lượng xuất phát từ quan điểm: Nếu làm việc trong một môi trường lành mạnh, sạch đẹp, thoáng đãng, tiện lợi thì tinh thần sẽ thoải mái hơn, năng suất lao động sẽ cao hơn và có điều kiện để việc áp dụng một hệ thống quản lý chất lượng hiệu quả hơn. Phương pháp 5S được phát mình bởi người Nhật và họ cũng rất tự hào khi cả thế giới áp dụng phương pháp này của họ. Là một công cụ mang tính nền tảng căn bản, 5S được diễn giải như sau:
1. Sàng lọc (Seiri):
Mọi thứ (vật dụng, thiết bị, nguyên vật liệu, đồ dùng hỏng …) không/chưa liên quan, không/chưa cần thiết cho hoạt động tại một khu vực sẽ phải được tách biệt ra khỏi những thứ cần thiết sau đó loại bỏ hay đem ra khỏi nơi sản xuất. Chỉ có đồ vật cần thiết mới để tại nơi làm việc. S1 thường được tiến hành theo tần suất định kì.
2. Sắp xếp (Seiton):
Sắp xếp là hoạt động bố trí các vật dụng làm việc, bán thành phẩm, nguyên vật liệu, hàng hóa … tại những vị trí hợp lý sao cho dễ nhận biết, dễ lấy, dễ trả lại. Nguyên tắc chung của S2 là bất kì vật dụng cần thiết nào cũng có vị trí quy định riêng và kèm theo dấu hiệu nhận biết rõ ràng. S2 là hoạt động cần được tuân thủ triệt để.
3. Sạch sẽ (Seiso):
Sạch sẽ được hiểu là hoạt động vệ sinh nơi làm việc, dụng cụ làm việc hay các khu vực xung quanh …. S3 cũng là hoạt động cần được tiến hành định kì.
4. Săn sóc (Sheiketsu):
Săn sóc được hiểu là việc duy trì định kì và chuẩn hóa 3S đầu tiên một cách có hệ thống. Để đảm bảo 3S được duy trì, người ta có thể lập nên những quy định chuẩn nêu rõ phạm vi trách nhiệm 3S của mỗi cá nhân, cách thức và tần suất triển khai 3S tại từng vị trí. S4 là một quá trình trong đó ý thức tuân thủ của CBCNV trong một tổ chức được rèn rũa và phát triển.
5. Sẵn sàng (Shitsuke):
Sẵn sàng được thể hiện ở ý thức tự giác của người lao động đối với hoạt động 5S. Các thành viên đều nhận thức rõ tầm quan trọng của 5S, tự giác và chủ động kết hợp nhuần nhuyễn các chuẩn mực 5S với công việc để đem lại năng suất công việc cá nhân và năng suất chung của Công ty cao hơn.
Đối tượng áp dụng
5S là một công cụ mang tính nền tảng với mục đích hướng đến tạo ra một môi trường làm việc khoa học và giảm/loại bỏ các lãng phí trong các hoạt động. Vì đây chính là mong muốn chung của các tổ chức/doanh nghiệp nên 5S có thể áp dụng cho mọi tổ chức/doanh nghiệp thuộc lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp hay dịch vụ.
Ý nghĩa của hoạt động 5S
• Đảm bảo sức khoẻ của nhân viên
• Dễ dàng, thuận lợi, tiết kiệm thời gian trong quá trình làm việc
• Tạo tinh thần làm việc và bầu không khí cởi mở
• Nâng cao chất lượng cuộc sống
• Nâng cao năng suất
Bắt nguồn từ truyền thống của Nhật bản, ở mọi nơi, trong mọi công việc, người Nhật luôn cố gắng khơi dậy ý thức trách nhiệm, tự nguyện, tính tự giác của người thực hiện các công việc đó. Người Nhật luôn tìm cách sao cho người công nhân thực sự gắn bó với công việc của mình. Ví dụ, trong phân xường, người quản lý sẽ cố gắng khơi dậy ý thức trong người công nhân đây là “công việc của tôi”, “chỗ làm việc của tôi”, “máy móc của tôi”. Từ đó người lao động sẽ dễ dàng chấp nhận chăm sóc “chiếc máy của mình”, “chỗ làm việc của mình” và cố gắng để hoàn thành “công việc của mình” một cách tốt nhất.
Lợi ích áp dụng
1. 5S giúp tạo ra một môi trường làm việc thuận tiện, thoải mái cho mọi vị trí
2. 5S giúp giảm thiểu/loại bỏ các lãng phí tại các công đoạn công việc trong một quá trình như rút ngắn thời gian vận chuyển, thời gian tìm kiếm, loại bỏ các lỗi chủ quan của con người, …
3. 5S giúp giảm thiểu các chi phí hoạt động từ đó nâng cao ưu thế cạnh tranh
4. Với một môi trường làm việc thông thoáng và khoa học, 5S giúp nâng cao an toàn sản xuất và phòng ngừa các rủi ro một cách chủ động
5. Ý thức làm việc vì lợi ích tập thể được nhận thức rõ và nâng cao; tăng cường tính đoàn kết, gắn bó giữa lãnh đạo và nhân viên, giữa nhân viên với nhân viên
6. Khuyến khích sự sáng tạo và cải tiến của các CBCNV thông qua 5S
7. Tạo dựng, củng cố và nâng cao hình ảnh chuyên nghiệp của Công ty trong con mắt khách hàng.
Kaizen là gì?
Kaizen được biết tới là một triết lý kinh doanh nổi tiếng của người Nhật đã áp dụng thành công cho nhiều doanh nghiệp khắp nơi trên thế giới. Tên của nó được ghép từ hai từ trong tiếng Nhật: kai - liên tục và zen - cải tiến, dịch sang thuật ngữ tiếng Anh là “ongoing improvement” nghĩa là sự cải tiến không ngừng nghỉ.
Khái niệm Kaizen bắt nguồn từ Nhật Bản, có nghĩa là cải tiến không ngừng nghỉ
Theo The New Shorter Oxford English Dictionary (1993), từ “Kaizen” được bổ sung và định nghĩa như sau: Kaizen là sự cải tiến liên tục quá trình làm việc, nâng cao năng suất,... như một triết lý kinh doanh.
Triết lý kinh doanh Kaizen đã được ứng dụng thành công ở nhiều công ty lớn tại Nhật Bản (Toyota, Canon, Honda,...) và ngày càng được tin tưởng ở các nước khác, trong đó có Việt Nam.
Một vài số liệu thống kê về sáng kiến Kaizen tại các Tập đoàn nổi tiếng thế giới:
- Toyota: 10-12 ý tưởng/nhân viên/năm
- Suzuki: 50.000 ý tưởng/năm
- Toyota Lexus: 100 ý tưởng/nhân viên/năm
Quá trình cải tiến trong Kaizen đều có quy mô nhỏ, mang tính chất tăng dần nhưng mang lại kết quả ấn tượng trong một thời gian dài - khác với khái niệm Đổi mới mà các doanh nghiệp phương Tây thường áp dụng.
So sánh triết lý Kaizen của Nhật Bản so với Đổi mới của các nước phương tây
Lợi ích của phương pháp Kaizen
Lợi ích hữu hình:
+ Tích luỹ các cải tiến nhỏ trở thành kết quả lớn;
+ Giảm các lãnh phí, tăng năng suất.
Lợi ích vô hình:
+ Tạo động lực thúc đẩy cá nhân có các ý tưởng cải tiến;
+ Tạo tinh thần làm việc tập thể, đoàn kết;
+ Tạo ý thức luôn hướng tới giảm thiểu các lãng phí;
+ Xây dựng nền văn hoá công ty.
Thời điểm phù hợp để áp dụng Kaizen
Theo đúng nguyên tắc “cải tiến không ngừng nghỉ”, bất cứ lúc nào bạn cũng có thể giữ nguyên một bộ phận và kaizen những bộ phận khác, miễn là đảm bảo giữ được giá trị cốt lõi của vấn đề. Ví dụ, doanh nghiệp kaizen chi phí sản xuất trong khi vẫn giữ nguyên chất lượng sản phẩm.
Dựa trên nguyên tắc này và lợi ích của kaizen, doanh nghiệp có thể kaizen tại nhiều thời điểm:
- Kaizen trong khủng hoảng là giải pháp bắt buộc để có thể tồn tại
- Kaizen trong bối cảnh khó khăn (như giai đoạn Covid-19) nhằm hạn chế gián đoạn, duy trì hoạt động liền mạch, chuẩn bị cho sự hồi phục sau này
- Kaizen trong lúc mọi thứ đang tăng trưởng ổn định, là chiến lược đột phá tăng trưởng mạnh mẽ
- Từng cá nhân kaizen cho riêng mình từ những thứ nhỏ nhất, nhằm tránh sự nhàm chán trong công việc
10 nguyên tắc của triết lý Kaizen
Khi triển khai Kaizen, dù ở quy mô nào và thời đại nào, bạn cũng cần tuân theo 10 nguyên tắc bất biến làm nên thương hiệu của Kaizen:
1. Luôn tập trung vào lợi ích của khách hàng
-
Nguyên tắc: Sản phẩm / dịch vụ được định hướng theo định hướng thị trường và phải đáp ứng đúng nhu cầu của khách hàng.
-
Mục tiêu: Tập trung vào cải tiến và quản trị chất lượng sản phẩm, gia tăng lợi ích sản phẩm mang lại nhằm tối đa hóa sự hài lòng của khách hàng.
-
Loại bỏ tất cả các hoạt động không phục vụ cho khách hàng - người tiêu dùng cuối cùng của sản phẩm / dịch vụ.
2. Không ngừng cải tiến
-
Nguyên tắc: Khái niệm “hoàn thành” không có nghĩa là kết thúc công việc mà chỉ là kết thúc một giai đoạn trước khi chuyển sang giai đoạn kế tiếp.
-
Khách hàng chắc chắn có nhu cầu cao hơn về sản phẩm / dịch vụ trong tương lai (tiêu chuẩn kỹ thuật, mẫu mã, chi phí,...)
-
Chiến lược cải tiến sản phẩm hiện tại giúp tiết kiệm thời gian và chi phí hiệu quả hơn rất nhiều so với sản xuất sản phẩm mới. Chiến lược này cần có kế hoạch thực hiện liên tục và rõ ràng.
3. Xây dựng văn hóa “không đổ lỗi”
-
Nguyên tắc: Cá nhân có trách nhiệm hoàn thành nhiệm vụ được giao; trong trường hợp mắc sai lầm thì được quy trách nhiệm đúng đắn.
-
Không đổ lỗi cho những lý do không chính đáng (ví dụ: điều kiện thời tiết).
-
Từng cá nhân phát huy tối đa năng lực để cùng nhau sửa lỗi, làm việc vì mục đích chung của tập thể.
4. Thúc đẩy văn hóa doanh nghiệp mở
-
Nguyên tắc: Xây dựng văn hoá doanh nghiệp mở, nhân viên dám nhìn thẳng vào sai sót, dám chỉ ra các điểm yếu và yêu cầu giúp đỡ từ đồng nghiệp và cấp trên.
-
Xây dựng tốt mạng truyền thông nội bộ dành riêng cho doanh nghiệp để nhân viên cập nhật tin tức nhanh chóng, thuận tiện chia sẻ và trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau.
5. Khuyến khích làm việc nhóm (teamwork)
-
Nguyên tắc: Xây dựng cấu trúc nhân sự của công ty theo định hướng thành lập các đội nhóm làm việc hiệu quả.
-
Phân quyền rõ ràng trong nội bộ đội nhóm: Team-leader cần có năng lực lãnh đạo, thành viên cần nỗ lực phối hợp và trau dồi bản thân.
-
Tôn trọng uy tín và tính cách của mỗi thành viên.
6. Kết hợp nhiều bộ phận chức năng trong cùng dự án
-
Nguyên tắc: Bố trí kết hợp nguồn nhân lực từ các bộ phận, phòng ban trong công ty để làm dự án, khi cần thiết có thể tận dụng nguồn lực từ bên ngoài.
7. Tạo lập các mối quan hệ đúng đắn
-
Nguyên tắc: Không tạo dựng các mối quan hệ tiêu cực (đối đầu hay kẻ thù).
-
Đầu tư vào các chương trình đào tạo kỹ năng giao tiếp cho toàn thể công ty, bao gồm cả nhân viên và các cấp quản lý.
-
Xây dựng EVP doanh nghiệp, tạo dựng niềm tin, lòng trung thành và cam kết làm việc lâu dài của nhân viên.
8. Rèn luyện ý thức kỷ luật, tự giác
-
Nguyên tắc: Tự nguyện thích nghi và tuân theo các nghi lễ, luật lệ của xã hội.
-
Chấp nhận hi sinh quyền lợi cá nhân để đồng nhất với tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị cốt lõi của công ty
-
Đặt lợi ích công việc lên trên hết, luôn tự soi xét để kiềm chế điểm yếu của cá nhân.
-
Tự giác lên kế hoạch làm việc mỗi ngày, list các công việc trong ngày và cuối ngày list công việc cho ngày mai.
9. Thông tin đến mọi nhân viên
-
Nguyên tắc: Nhân viên không thể đạt được kết quả cao trong công việc nếu không thấu hiểu tình hình hiện tại của công ty.
-
Thông tin là yếu tố đầu vào quan trọng hàng đầu trong quá trình sản xuất kinh doanh hiện đại.
-
Duy trì việc chia sẻ thông tin cũng chính là cách san sẻ khó khăn, thách thức chung cho mọi nhân viên.
10. Thúc đẩy năng suất và hiệu quả làm việc
-
Nguyên tắc: Triển khai tổng hợp các phương pháp đào tạo nội bộ (onboarding nhân viên mới, đào tạo tại chỗ, đào tạo đa kỹ năng,...)
-
Đề cao tinh thần trách nhiệm trong mọi công việc dù là nhỏ nhất
-
Phân quyền cụ thể cho các đầu việc, dự án
-
Phát huy khả năng chủ động và tự quyết định của từng cá nhân
-
Khuyến khích nhân viên đưa ra ý kiến đóng góp và phản hồi
-
Công nhận thành tích và khen thưởng kịp thời
Thực hiện Kaizen:
Các bước thực hiện Kaizen tuân thủ theo vòng PDCA. Từ bước 1 đến bước 4 là Plan (kế hoạch), bước 5 là Do (thực hiện), bước 6 là Check (kiểm tra) và bước 7, 8 là Act (hành động khắc phục hoặc cải tiến). Các bước thực hiện Kaizen giúp chúng ta giải quyết vấn đề dựa trên việc phân tích dữ liệu. Các bước thực hiện Kaizen được tiêu chuẩn hoá như sau:
• Bước 1 : Lựa chọn chủ đề
• Bước 2 : Tìm hiểu tình trạng hiện tại và xác định mục tiêu
• Bước 3 : Phân tích dữ kiệu đã thu thập để xác định nguyên nhân gốc rễ.
• Bước 4 : Xác định biện pháp thực hiện dựa trên cơ sở phân tích dữ liệu.
• Bước 5 : Thực hiện biện pháp
• Bước 6 : Xác nhận kết quả thực hiện biện pháp
• Bước 7 : Xây dựng hoặc sửa đổi các tiêu chuẩn để phòng ngừa tái diễn.
• Bước 8 : Xem xét các quá trình trên và xác định dự án tiếp theo.
Kết luận
Một sự đột phá vĩ mô có thể khó khăn đối với doanh nghiệp, nhưng bạn luôn dễ dàng triển khai Kaizen ở bất cứ quy mô đội nhóm nào. Cải tiến chạm rãi không ngừng nghỉ là con đường thành công của nhiều tập đoàn lớn trên thế giới, và rất có thể chính là của công ty bạn.
Kaizensme.com - Nền Tảng Quản Trị Doanh Nghiệp SME Toàn Diện, tự hào đồng hành cùng +500 khách hàng doanh nghiệp hàng đầu trong nhiều lĩnh vực như: Mazda, O HUI, Viettel, Megasun, Phúc Khang,...